Ăn chay để nuôi dưỡng tâm từ bi, hướng thiện, bảo vệ sức khỏe được rất nhiều người hưởng ứng. Những ngày ăn chay trong tháng nên thực hiện như thế nào để đảm bảo cung cấp dinh dưỡng, năng lượng cho một ngày làm việc. Hãy cùng tìm hiểu về ý nghĩa và cách thức ăn chay trong tháng qua bài viết dưới đây.
Mục lục nội dung
Ý nghĩa của việc ăn chay
Ăn chay được hiểu là không sử dụng các thực phẩm từ động vật như các loại thịt đỏ (bò, lợn), hải sản (cá, tôm, mực…) mà chủ yếu là thực vật như rau, đậu, củ, quả…, có thể dùng các loại trứng, sữa, phomai…
Ăn chay đảm bảo dinh dưỡng với các loại thực vật
Những ngày ăn chay trong tháng hay nguồn gốc của việc ăn chay xuất phát từ Phật giáo – một trong Ba tôn giáo lớn nhất thế giới hiện nay. Đạo Phật coi việc ăn chay là một pháp môn tu tập để giúp con người nuôi dưỡng tâm từ bi, giải trừ nghiệp báo, siêu sinh về cõi lành. Các sư tăng, ni cô sẽ thực hành ăn chay thường xuyên trong suốt quãng đời tu tập của họ kể từ khi xuống tóc xuất gia.
Ăn chay đối với Phật tử – những người tu tập theo giáo lý của đức Phật để giữ giới trong ngũ giới Quy y tam bảo là “Không sát sinh – không uống rượu – không nói dối – không trộm cắp – không tà dâm”.
Tuy nhiên các Phật tử có thể chọn ăn trường chay – ăn chay tuyệt đối, dài ngày hoặc ăn chay vào những ngày ăn chay trong tháng được nhà Phật quy định là vào ngày rằm, mùng 1, 8,14,18,23,24,28,29,30… Ăn chay đủ 10 ngày trong tháng gọi là “thập bát quan trai”, ăn chay đủ sáu ngày trong tháng gọi là “lục chay”.
Ăn chay đối với mỗi Phật tử là điều tự nguyện, không bắt buộc với ý nghĩa nuôi dưỡng thiện căn, tăng trưởng lòng từ bi, tích phúc đức và giảm trừ nghiệp báo từ nhiều kiếp trước.
Tuy nhiên ngày nay, rất nhiều bạn trẻ tìm đến những món đồ chay bởi lòng đam mê với các món ẩm thực ngon, mới lạ hoặc để “refresh” chế độ ăn uống, giúp thanh lọc cơ thể, thải bớt độc tố do các thực phẩm đạm thực vật trong cơ thể tích tụ.
Tuy nhiên với lợi ích sức khỏe từ ăn chay mang lại, ăn chay đã không giới hạn chỉ trong tôn giáo mà còn phổ biến khắp thế giới, được nhiều người yêu thích.
Ăn chay mang đến lợi ích gì cho sức khỏe
Nhiều người cho rằng ăn chay sẽ khiến cơ thể bị hao hụt năng lượng, thiếu dưỡng chất, không thể đáp ứng nhu cầu sống và hoạt động thường ngày của con người. Nhưng sự thực, ăn chay đã được khoa học chứng minh về những lợi ích tích cực đối với sức khỏe thể chất và tinh thần.
Cơ thể chúng ta khi thừa protein do ăn quá nhiều loại thịt bò, lợn, gà, cá… và cholesterol từ trứng, sữa, bơ, phomai… là nguyên nhân gây nên những rối loạn chuyển hóa, nội tiết dẫn đến các bệnh nguy hiểm về huyết áp, tiểu đường, tim mạch, thừa cân béo phì. Đặc biệt là nguy cơ nhồi máu cơ tim, xuất huyết não… có thể gây liệt yếu, thậm chí tử vong.
Vậy nên hạn chế các món ăn từ động vật qua chế biến xào, nấu là cách chúng ta giảm lượng đạm dung nạp trong cơ thể, bảo vệ thành mạch máu khỏi bị xơ vữa, giảm thiểu các bệnh do thừa cholesterol và protein gây ra.
Việc ăn chay có thể thoải mái đan xen giữa các ngày trong tháng, không bắt buộc phải tuân thủ những ngày ăn chay trong tháng như người theo đạo.
Với người cao tuổi thì việc ăn chay rất tốt cho sức khỏe, bảo vệ xương khớp, phòng tránh các bệnh tiểu đường, huyết áp cao, hạn chế tiết canxi trong cơ thể gây loãng xương, giòn xương.
Với những người thừa cân, béo phì thì ăn chay là chế độ dinh dưỡng phù hợp để lấy lại vóc dáng cân đối, giúp bạn tự tin hơn về diện mạo của bản thân.
Ăn chay cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa bởi chế độ ăn chú trọng rau, củ, quả nên rất giàu chất xơ. Người táo bón, đại tràng, khó tiêu nên ăn chay để tiêu hóa thức ăn dễ dàng, cải thiện chất lượng sinh hoạt.
Cỗ chay và sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh
Người Việt Nam có câu “trần sao âm vậy”, việc ăn chay vào những ngày ăn chay trong tháng và cúng giỗ cỗ chay theo tinh thần Phật giáo để tránh sát sinh, gây nghiệp báo đã trở nên phổ biến. Tuy nhiên mỗi gia đình lại lựa chọn cách cúng giỗ riêng theo quan điểm tâm linh khác nhau. Vì thế mà có gia đình chỉ cúng thuần chay, có gia đình cúng cỗ mặn, có gia đình kết hợp cả cỗ chay và mặn.
Ăn chay và thắp nhang trầm vào những ngày đặc biệt
Cúng giỗ và thắp nhang là sinh hoạt tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được người Việt lưu truyền qua nhiều thế hệ, duy trì đến ngày nay. Việc cúng giỗ là hình thức con cháu thể hiện lòng tri ân, tưởng nhớ đến thế hệ cha ông đã khuất. Đây cũng chính là sự kế thừa đạo lý dân tộc “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Mâm cỗ cúng dù chay hay mặn nhưng quan trọng nhất vẫn là cái tâm của người dâng hương. Tâm thành sẽ được tổ tiên chứng linh, phù hộ sức khỏe, may mắn, thịnh vượng. Vì vậy, không nên quá nặng nề việc cúng chay hay cúng mặn để gây mất hòa khí trong gia đình mà cần hoan hỉ, thành tâm dâng hương hoa lên ban thờ gia tiên.
Những ngày ăn chay trong tháng chủ yếu sẽ rơi vào ngày rằm, mùng 1… Những ngày quan trọng trong tháng để gửi gắm, cầu chúc những điều tốt lành qua nén hương dâng lên thần linh, tổ tiên. Do đó, nhang hương cũng cần được chú trọng ở chất lượng, tính linh và đặc biệt là hương thơm.
Thay vì chọn những loại nhang kém chất lượng, dễ gây ngộ độc khói hương, ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn hãy chọn cho mình một loại nhang sạch, tinh khiết, thơm thuần. Nhang trầm hương tự nhiên thường được giới phong thủy, người dân ưa chuộng bởi hương thơm hiếm có mang đến lợi ích kép cho sức khỏe, tâm linh.
Về mặt sức khỏe, thắp nhang trầm có thể giúp con người thư giãn tinh thần, điều hòa khí huyết, tăng thêm năng lượng để lao động, sinh hoạt hiệu quả.
Về mặt tâm linh, hương thơm của trầm có thể chế ngự tà khí, tịnh hóa không gian, chiêu dẫn may mắn, phúc lộc, giúp con người buông xả muộn phiền, tâm hướng thiện.
Như vậy, không nhất thiết phải ăn chay vào những ngày ăn chay trong tháng, bạn có thể ăn chay với chế độ dinh dưỡng đảm bảo bởi sự phối trộn hài hòa của các thực phẩm từ rau, quả, trứng, sữa, lạc, đậu phộng… Ăn chay và thắp hương vào những ngày đặc biệt của năm, hãy chọn loại nhang hương trầm tốt cho sức khỏe, đem lại sự thịnh vượng, hạnh phúc.